BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI THAM DỰ CUỘC THI STTNNĐ TOÀN QUỐC NĂM 2025
A. THÔNG TIN CHUNG
Tên đề tài dự thi: Bảo tàng số về cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) được thiết kế trên ứng dụng Artsteps
Tên tác giả: Nguyễn Bùi Thảo Nhi
Trường: THPT chuyên Hạ Long
Địa chỉ liên hệ: phường Việt Hưng, tỉnh Quảng Ninh
Số điện thoại: 0825595528. Email: nguyenbuithaonhy@gmail.com
B. PHẦN TÓM TẮT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI DỰ THI
1. Tính mới, tính sáng tạo
* Về tính mới của đề tài dự thi:
- Bảo tàng số về cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) được thiết kế trên ứng dụng Artsteps là một đề tài dự thi hoàn toàn mới, không trùng và tương tự với các đề tài của người khác.
- Các điểm mới của đề tài dự thi:
+ Thiết kế và sử dụng Bảo tàng số đã và đang đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, tạo nên một nguồn học liệu số bổ ích phục vụ cho việc học.
+ Việc xây dựng mô hình Bảo tàng số có thể kết nối bảo tàng với nhà trường, coi bảo tàng như một phương tiện, một kênh thông tin, một đồ dùng trực quan quý báu trong quá trình học bộ môn lịch sử và các môn học liên quan.
+ Việc sử dụng Bảo tàng số giải quyết được khó khăn về kinh phí, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, giúp các bạn học sinh chủ động trong quá trình sử dụng phương tiện trực quan tại lớp học.
* Về tính sáng tạo của đề tài dự thi:
- Đề tài dự thi có nhiều điểm sáng tạo:
+ Đề tài được xây dựng và tồn tại dưới dạng số hoá, nên Bảo tàng số có tính kết nối cao, từ đó có thể truyền gửi, được tham quan từ nhiều khu vực khác nhau bằng phương tiện internet hay phần mềm. Với việc xây dựng tồn tại dưới dạng kĩ thuật số, Bảo tàng số có tính kết nối, truyền gửi, giúp các bạn học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi.
+ Bảo tàng số dựa hoàn toàn theo mô phỏng bảo tàng thật. Tuy nhiên, có thể giúp mở rộng, hiện đại hoá và dễ dàng thay đổi cách trưng bày, phổ biến thông tin như ở bảo tàng thật một cách cập nhật, nhanh chóng và đầy đủ hơn.
+ Việc sử dụng bảo tàng số còn phần nào bồi dưỡng và luyện tập cho các bạn học sinh những kĩ năng trong quá trình học tập: kĩ năng quan sát, tiếp nhận hay chọn lọc thông tin; kĩ năng khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan; kĩ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng và kết nối mạng internet. Ngoài ra còn phát triển kĩ năng quan sát, tưởng tượng, tư duy, kĩ năng thực hành và rèn các phẩm chất cốt lõi cho các bạn học sinh.
2. Khả năng áp dụng
Đề tài đã được áp dụng trong thực tế tại trường THCS Lý Tự Trọng nhân dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) trong tiết Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp và tiết Sinh hoạt lớp ngày 3/5/2024 và có khả năng áp dụng, nhân rộng trong thực tế với quy mô cấp thành phố, cấp tỉnh và ứng dụng với các địa phương khác.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Hiệu quả kinh tế:
+ Đề tài được ứng dụng vào thực tế giúp giảm chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng học tập bộ môn Lịch sử cũng như các môn học khác có liên quan.
+ Đề tài dự thi được áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều môn học và được sử dụng với nhiều mục đích học tập khác nhau.
- Hiệu quả xã hội: Đề tài dự thi là một nguồn tài liệu hữu ích giúp giải quyết những nhu cầu thực tế trong học tập như: cung cấp các kiến thức về lịch sử, văn học, âm nhạc, mĩ thuật... Tạo hứng thú, niềm yêu thích môn học cho các bạn học sinh; kích thích khả năng tư duy, tìm tòi sáng tạo. Đồng thời, mô hình cũng khơi gợi tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn những trang sử hào hùng, vẻ vang của đất nước trong thế hệ trẻ hiện nay.
4. Tính kĩ thuật, mĩ thuật
- Tính kĩ thuật: Sản phẩm được tạo ra trên phần mềm ứng dụng Artsteps có tính kĩ thuật cao về công nghệ đồ hoạ thông tin và mô hình 3D. Để thiết kế không gian của Bảo tàng đòi hỏi người thực hiện phải tính toán các thông số, số lượng tranh ảnh, video phù hợp với chủ đề triển lãm của Bảo tàng và giúp cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận, khai thác.
- Tính mĩ thuật: Đề tài đảm bảo tính thẩm mĩ cao về màu sắc, cách thiết kế không gian, sắp xếp, trưng bày tư liệu, hiện vật.
5. Tính khoa học
Các tư liệu, hiện vật của mô hình, sản phẩm Bảo tàng số được lựa chọn và sắp xếp theo đúng tiến trình và mốc thời gian lịch sử, phù hợp và logic. Mô hình sản phẩm thể hiện rõ được ý tưởng, mục đích thiết kế, xây dựng và được tạo ra trên trên ứng dụng Artsteps.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét